Kỹ thuật quay phim nên ghi nhớ

Đã xem: 1,182
Cập nhât: 8 năm trước
Dù chỉ đơn giản quay video để ghi lại các khoảnh khắc trong cuộc sống hay tham dự một cuộc thi nào đó thì bạn cũng cần chú ý những vấn đề sau. "Bí kíp" quay phim đẹp cho dân nghiệp dư 1. Cầm chắc máyĐây là nguyên tắc muôn thuở không chỉ trong quay phim mà cả chụp hình. Theo đó, bạn phải cầm máy thật chắc chắn trên tay, tránh hiện tượng run tay khiến

Dù chỉ đơn giản quay video để ghi lại các khoảnh khắc trong cuộc sống hay tham dự một cuộc thi nào đó thì bạn cũng cần chú ý những vấn đề sau.

Kỹ thuật quay phim nên ghi nhớ

"Bí kíp" quay phim đẹp cho dân nghiệp dư

1. Cầm chắc máy

Đây là nguyên tắc muôn thuở không chỉ trong quay phim mà cả chụp hình. Theo đó, bạn phải cầm máy thật chắc chắn trên tay, tránh hiện tượng run tay khiến hình ảnh bị nhòe, thậm chí nếu run tay quá mạnh sẽ tạo nên các đoạn phim gây nhức mắt khi xem. Để làm được điều này, bạn có thể sử dụng chân máy.

2. Các kiểu quay khi cầm máy trên tay

Khi cầm máy quay phim trên tay, thường có 4 góc độ quay phim thông dụng là quay vừa tầm mắt, tức đặt máy quay trước mặt và quay thẳng vào đối tượng theo chiều ngang; hạ máy thấp xuống (khoảng từ đầu gối đến eo) để tăng chiều cao cho đối tượng được quay hay quay từ trên cao xuống sẽ giúp khung hình độc đáo và sáng tạo hơn. Riêng với trường hợp quay trẻ em, bạn có thể ngồi xuống và đặt máy ngang tầm mắt.

Tất nhiên, bạn cũng có thể phối hợp hài hòa thao tác di chuyển máy từ dưới lên cao dần hoặc ngược lại, nhưng nếu muốn cố định một vị trí đặt máy thì chỉ nên chọn 1 trong 4 vị trị trên.

3. Cân nhắc góc quay khi sử dụng chân máy

Khác với việc cầm thiết bị trên tay, khi sử dụng chân máy thì các góc quay sẽ không còn linh hoạt nữa. Do đó, bạn phải chú ý xác định cụ thể tọa độ của đối tượng để thiết lập chiều cao và vị trí của chân máy cho phù hợp.

4. Không quay quá "tham"

"Tham" ở đây là việc quay toàn bộ mọi thứ trong tầm nhìn của ống kính. Nếu quay như vậy, các khung hình sẽ chứa rất nhiều đối tượng khác nhau và gây loãng khi xem. Thay vì vậy, bạn hãy tập trung vào chính xác đối tượng chính, như một người, một nhóm người hay một chiếc xe, ngôi nhà...

Lưu ý, khi quay người thì bạn không được quay vô tội vạ, mà hãy quay theo nguyên tắc toàn thân, từ đầu gối, eo hoặc ngực trở lên, thậm chí cũng có thể quay cận mặt (khung hình sẽ chỉ hiển thị đầy đủ khuôn mặt của đối tượng) hoặc cận mặt hơn nữa, tức từ mũi trở lên.

Nói như vậy không có nghĩa phải bỏ qua những khung cảnh rộng lớn. Nhiệm vụ của bạn là hãy hạn chế quay quá nhiều khung cảnh rộng như vậy. Trong một số trường hợp, hãy thực hiện thao tác quay toàn cảnh, rồi "zoom" từ từ lại đối tượng chính hoặc thu lại một không gian nhỏ hơn.

Kỹ thuật quay phim nên ghi nhớ
5. Quy tắc quay đối tượng di chuyển

Khi quay đối tượng đang di chuyển theo hướng vuông góc hoặc chếch một một góc so với máy quay, bạn không nên đặt đối tượng vào ngay chính giữa khung hình, mà hãy để đối tượng sát cạnh trái hoặc cạnh phải hơn, tất nhiên phía trước phần mặt nên có khoảng không nhiều hơn so với sau lưng.

Ngược lại, ở trường hợp đối tượng đi thẳng về phía máy quay thì bạn có thể đặt đối tượng vào trung tâm bức hình.

6. Lên kịch bản

Để đoạn phim đẹp, không chỉ cần kỹ thuật quay mà còn cần phải có một kịch bản cụ thể. Kịch bản không đòi hỏi phải quay xuyên suốt, mà bạn có thể chia ra làm các đoạn nhỏ, song hãy cố gắng logic chúng lại với nhau để không phải lúng túng khi quay.

Những mách nhỏ để quay phim tốt

Chúng tôi xin chia sẻ những kinh nghiệm về kĩ năng quay phim. Từ kỹ năng cơ bản nhất là làm thế nào để khi quay không bị rung tay và mờ hình ảnh, chọn góc quay phù hợp, lên kịch bản quay phim cho đến những kỹ năng khi tác nghiệp.

Để quay không bị rung, tốt nhất là dùng chân máy. Nếu không có chân máy thì khi quay, hãy đứng sao cho thật thoải mái, vững vàng và giữ nhịp thở đều, nhẹ.

Khi thực hiện động tác lia máy, đừng dịch chuyển chân bạn. Hãy xoay hông và giữ vững phần vai và cánh tay.

Trong từng cảnh quay phim, hãy chú ý đến đôi mắt của nhân vật. Khi quay phỏng vấn, tốt nhất hãy đặt máy ngang tầm mắt của nhân vật ấy.

Kỹ thuật quay phim nên ghi nhớ
Khi sử dụng máy ảnh kĩ thuật số để quay phim, hãy hạn chế zoom để đảm bảo chất lượng hình ảnh. Nếu bạn muốn lấy cận cảnh, hãy chủ động đến gần và quay. Đừng ngại, đừng lười!

Ở mỗi cảnh quay, hãy lấy khoảng 6s hình, và chú ý lấy hình ở cả toàn cảnh, trung cảnh và cận cảnh.

Hãy tư duy trước những góc quay và đừng nên quay quá nhiều. Để thực hiện một tin 45s, chỉ nên quay tối đa là 5 phút phim.

Nguồn: http://mayquayphim.vn/ky-thuat-quay-phim-nen-ghi-nho-106.html

Đăng bởi Hữu Lợi 09-01-2016 1182
Kỹ thuật quay phim nên ghi nhớ - Hotline in ấn gặp CSKH 090 1189 365 - 090 1188 365 - 090 1180 365 - 090 6961 365 Trực tiếp đặt InKyThuatSo tại: 365 Lê Quang Định, Phường 5, Quận Bình Thạnh, TPHCM Gửi email đặt nhận báo giá ngay in@inkts.com - innhanh@inkythuatso.com | Bí quyết tiêu dùng

Chuyên mục: Bí quyết tiêu dùng
Các bài viết liên qua đến Kỹ thuật quay phim nên ghi nhớ

Tin nổi bật Bí quyết tiêu dùng

Vinadesign.vn 
( Công ty CP VINADESIGN )
Mã số thuế: 030 567 45 18
Địa chỉ: Toà nhà MBN Tower, 365 Lê Quang Định, Phường 5, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh 700000, Việt Nam
Email: in@inkts.com
Điện thoại: (028) 22 68 2222
Hotline:
096 9841 365  Ms Kim Quý
096 4657 365  Ms Kim Thoa 
096 2457 365  Ms Thùy Dung
096 2941 365  Ms Mỹ Linh
096 6961 365  Ms Ánh Linh
096 4212 365  Ms Thanh Dung
CSKH: CHATNHANH / ZALO / VIBER