Sắp đến Tết Nguyên Đán, quatet.muabannhanh.com xin giới thiệu cách làm mứt dừa miếng dẻo truyền thống cho mọi người nhé, cũng khá đơn giản thôi, không hề cầu kì gì đâu.
Cách làm mứt dừa miếng dẻo truyền thống ngày Tết
1/Nguyên liệu:
2/Cách làm mứt dừa
Nên chọn dừa bánh tẻ, quả không già mà cũng không quá non để đảm bảo chất lượng mứt nhé, sợi dừa bánh tẻ dai và đàn hồi, làm mứt sẽ dẻo, khó đứt gẫy. Khi mua các bạn nên nhờ người bán tư vấn để chọn đúng loại bánh tẻ ngon nhé.
Đầu tiên là nạo bỏ lớp vỏ lụa màu nâu đi nhé, sau đó thì nạo dừa thành miếng. Bạn có thể dung dao vát thành từng miếng (cách này nhanh nhưng miếng mứt không đều và đẹp, cũng khó ngấm đường hơn nhé).
Một cách khác là nạo vòng tròn quanh miếng dừa, sợi dừa sẽ dài đều, mỏng, dễ ngấm đường hơn.
Cách 1 là bạn ngâm dừa đã nạo vào nước từ 8 đến 12 tiếng cho dừa ra hết dầu rồi rửa lại sạch.
Cách 2 là xả nước rửa liên tục, đầu tiên nước dừa còn đục, xả cho đến khi nước trong là được. Cách này lưu ý nhẹ tay tránh để sợi dừa đứt gẫy. Dừa càng sạch dầu càng tốt nhé, sau khi rửa sạch dầu dừa, các bạn vớt ra để ráo nhé.
Sau khi để ráo dừa, cân lại dừa nhé. Tùy theo khẩu vị để cho lượng đường tương ứng, cứ 1kg cùi dừa thì ướp với 400g đường nếu thích vị ngọt thanh nhẹ, còn nếu muốn ăn ngọt các bạn ướp với khoảng 600g đường là được nhé, không nên làm quá nhiều đường.
Cho dừa và đường vào bát lớn, bọc màng bọc thực phẩm và xóc đều cho đường bám vào dừa. Không dùng đũa để tránh làm gẫy dừa, ướp đường khoảng từ 4-8 tiếng để đường tan tự nhiên và thấm đều vào dừa.
Với 1kg đường thì nên chia làm 2 mẻ sên sẽ tốt hơn, không nên cho quá nhiều dừa trong chảo sẽ dễ bị cháy, khó đảo.
Nên dùng chảo gang, có lòng rộng, đáy dày để sên mứt.
Cho dừa và nước đường vào chảo, lúc đầu bật to lửa đun cho đến khi nước đường sôi thì vặn nhỏ lửa hết cỡ, dùng đũa đảo nhẹ, đều, liên tục.
Nếu thích mùi vani thì khi nước cạn bạn cho vani vào, còn không thì để nguyên bản. Đảo đều với lửa nhỏ cho đến khi đường khô, bám đều quanh miếng dừa dạng hạt trắng li ti là chúng ta đã hoàn thành xong món mứt dừa của mình rồi.
Sau khi sên xong, cho dừa ra mâm/khay và dàn đều, mỏng cho mứt dừa nguội. Đợi mứt nguội thì cho vào túi nilong sạch hay lọ thủy tinh khô, đậy kín lại, để nơi khô ráo.
Mứt dừa tự làm không có chất bảo quản chúng ta có thể để được trong 1 tháng nhé, chúng ta có thể tự làm món ngon ngày Tết này trước để nhâm nhi trước đấy nhỉ
Ngoài cách làm mứt dừa miếng dẻo thơm ngon theo cách truyền thống, trong phần tiếp theo quatet.muabannhanh.com tiếp tục chia sẻ đến các bạn cách làm mứt dừa mới lạ nhưng hương vị lại rất tuyệt vời. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Bí quyết làm mứt dừa vị atiso cho ngày Tết thêm đầm ấm
1/Nguyên liệu
2/Cách làm:
Sau 2h, các bạn cho toàn bộ dừa và nước ướp lên chảo đun to lửa cho sôi và cạn nước. Khi nước trong chảo dừa bắt đầu cạn, các bạn cho nốt chỗ nước atiso đỏ đã bớt lại khi ướp vào sao cùng để mứt lên màu đẹp hơn. Bắt đầu cạn nước thì các bạn hạ lửa ở mức nhỏ nhất, đảo liền tay tránh để mứt dừa bị cháy cho đến khi đường khô bám phấn hồng trên toàn bộ mứt và mứt khô ráo là được
Mứt dừa vị atiso có vị chua nhẹ ngọt thanh, màu đỏ hồng rất đẹp và bắt mắt. Các bạn có thể cắt sợi dài rồi cuộn hoa hồng hoặc có thể cắt miếng, tạo các hình hoa, hình sao, cây thông hoặc các con thú theo ý thích để trang trí trong khay bánh mứt tiếp khách ngày Tết mà ăn thì rất ngon và lạ miệng nhé.
Mứt tết rất dễ làm nhưng thỉnh thoảng nếu không chú ý thì mứt có thể bị hư. Vậy phải làm sao khi mứt bị hư, các bạn hãy theo dõi phần tiếp theo này nhé!
Một số lỗi thường gặp và cách chữa cháy khi làm mứt
1/Sên mãi mà đường không bao quanh mứt, mứt không trong và dẻo. Ăn thử như kiểu hoa quả xào đường:
2/Khi đảo mứt, thấy nước đã bay hơi hết. Đảo đũa thấy nặng tay, đường bắt đầu sệt sệt (như mật ong) nhưng vẫn còn lưng chảo. Mặc dù nguyên liệu đã ngấm và chuyển sang thể trong.
3/Mứt chưa nguội nhưng trót đậy vung và bị hấp hơi. Đường tan hết. Mứt lại dính vào nhau.
Mua bán mứt dừa thơm, ngon ở đâu?
Mua bán mứt dừa tại MuaBanNhanh.com. Hãy xem ngay: Mứt dừa ngon
Nguồn: https://quatet.muabannhanh.com/cach-lam-mut-dua-mieng-deo/9