Bước 1: Tìm hiểu thị trường
Bước đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu thông tin về thị trường xe cũ được đăng trên các trang mạng để xem những chiếc xe giống của bạn được bán với giá bao nhiêu. Thêm vào đó là xem xét các thông số của cá loại xe đó như tình trạng xe, công tơ mét… để có thể cân nhắc và ra giá cho chiếc xe của mình.
Bước 2: Ra giá cạnh tranh
Sau khi đã khảo sát thị trường xe cũ và so sánh các thông số của xe cũng như giá bán của các xe khác. Hãy chọn ra giá bán cho chiếc xe mà bạn cảm thấy hài lòng sau đó ra giá bán cao hơn giá bạn mong muốn để khi người mua mặc cả, bạn có thể bán xe gần với giá bạn mong muốn nhất.
Bước 3: Vệ sinh xe
“Yêu từ cái nhìn đầu tiên” có thể đúng trong trường hợp này. Một chiếc xe sạch sạch sẽ, bóng lộn từ trong ra ngoài sẽ tạo được ấn tượng tốt với người mua. Vì vậy, nếu bạn muốn bán đi chiếc xe một cách dễ dàng và đúng giá mình mong muốn, đừng ngại ngần bỏ thời gian để rửa xe, dọn dẹp và vệ sinh mọi ngóc ngách trong nội thất cũng như cốp xe, hãy thay cả dầu nếu cần thiết.
Bước 4: Đăng bán xe
Các website mua bán xe nhanh hoặc các diễn đàn về ô tô sẽ là những nơi lý tưởng để bạn đăng quảng cáo bán chiếc xe của mình. Ngoài các website chuyên về mua bán ra bạn có thể đăng tin bán xe lên các mạng xã hội như Facebook, Twitter và Google Plus, nhờ bạn bè thông báo cho mọi người về việc này. Cuối cùng là một việc không thể thiếu, hãy cho người đi đường biết rằng bạn đang muốn bán xe bằng việc dán thông báo “Bán xe” trên chiếc xe của mình.
Bước 5: Cho khách hàng xem xe
Nếu bạn không muốn cho người lạ đến nhà xem xe thì có thể thống nhất một địa điểm hẹn nào đó gần nhà bạn.
Nếu thấy thích vẻ ngoài của chiếc xe, người mua sẽ muốn lái thử xe. Trước khi lái thử, hãy lịch sự hỏi họ xem đã có bằng lái hay chưa và ngỏ ý muốn xem bằng lái. Trong quá trình lái thử, họ sẽ đặt câu hỏi về lịch sử cũng như khả năng vận hành của chiếc xe, bạn nên trả lời một cách cởi mở và thẳng thắn, không nên trả lời mập mờ, điều đó sẽ dễ dàng khiến người mua nghi ngờ bạn cũng như chiếc xe của bạn.
Một người thực sự muốn mua xe của bạn sẽ muốn đưa xe đến ga-ra để được thợ máy kiểm tra, đây là yêu cầu hoàn toàn hợp lý, vì vậy hãy vui vẻ đồng ý với yêu cầu này. Tạo thiện cảm cũng sẽ giúp bạn trong quá trình mặc cả giá bán.
Bước 6: Ngã giá
Chung quy lại, người mua có 4 kiểu ngã giá như sau:
“Tôi thích chiếc xe, nhưng…”
Sau khi nói câu trên và im lặng thì ý người mua muốn nói là cái giá mà bạn đưa ra là quá cao. Nếu bạn thấy giá như thế là hợp lý hãy khẳng định điều đó. Nếu bạn muốn bán xe nhanh hãy hỏi lại xem người đó muốn mua với giá bao nhiêu.
“Giá tốt nhất của anh là bao nhiêu”
Đây là cách trực tiếp để dò hỏi xem người bán muốn bán với giá bao nhiêu. Với kiểu câu hỏi này, đừng vội vàng hạ giá. Hãy giữ giá đề xuất và chỉ thật sự giảm giá khi cần thiết.
“ X triệu có được không?”
Nếu người mua đặt câu hỏi này chứng tỏ họ đã suy nghĩ kĩ và muốn ra giá cũng như muốn biết bạn có thể giảm cho họ được bao nhiêu.
“ X triệu, tôi chỉ trả thế thôi”
Với câu nói này, người mua muốn chốt giá và thậm chí còn không cho bạn cơ hội để đặt mức giá khác. Tuy tỏ ra cứng rắn nhưng trên thực tế đó có thể là tín hiệu cho thấy giá bạn đề xuất gần với giá họ sẵn sàng trả. Vì thế để chắc chắn, hãy từ chối giá người đó đưa ra. Có thể hôm sau họ sẽ quay trở lại và đồng ý với giá bạn đề xuất.
Một số lưu ý khác là nếu có người hỏi mua chỉ ít lâu sau khi đăng tin bán xe, hãy kiên định với giá bạn đề xuất vì người đó thực sự quan tâm và có thể đồng ý với mức giá đó. Nếu đã đăng bán lâu nhưng vẫn không có ai liên hệ thì đã đến lúc bạn phải hạ xuống một mức giá hợp lý hơn. Bạn cũng không nên ngả giá khi người mua chưa xem xe, hãy nói với họ đến xem xe trước rồi bàn bạc về vấn đề giá cả sau.
Bước 7: Thanh toán và giấy tờ
Làm các thủ tục thanh toán và giấy tờ theo thứ tự. Sao lưu đầy đủ các giấy tờ như hợp đồng mua bán, giấy chuyển nhượng… Giao cho người bán đầy đủ các giấy tờ, sách hướng dẫn…
Tìm hiểu về túi khí xe hơi
Cơ cấu hoạt động của túi khí
Túi khí gồm 3 bộ phận chính: Túi chứa khí, hệ thống tạo khí và bộ cảm biến va chạm.
Khi xảy ra va chạm, cảm biến có tên ACU sẽ nhận ra va chạm qua máy đo gia tốc, sau đó kích hoạt hệ thống bơm phồng các túi khí. Lượng khí gas lớn nén trong thể tích nhỏ khiến túi khí bung ra với tốc độ cực lớn, khoảng 300km/h.
Trong vòng 5 giây, các khí này từ từ được thoát ra theo các lỗ nhỏ để bạn không bị mắc kẹt trong xe.
Sử dụng an toàn túi khí
Ở Việt Nam hiện nay, khá nhiều ô tô lắp ráp trong nước được cắt giảm túi khí để giảm giá thành cạnh tranh. Nên những xe này chỉ được lắp tối thiểu là 2 túi khí phía trên, đồng nghĩa với việc chỉ có 1 cảm biến túi khí được lắp ở cản trước. Ở đây xin chỉ nói về những xe có 2 túi khí phía trên.
Với 2 túi khí và 1 cảm biến trên, túi khí chỉ làm việc khi có va chạm từ phía trước ở tốc độ trên dưới 30km/h. Túi khí không hoạt động trong các trường hợp xe bị lật, va chạm giữa 2 xe cùng chiều, xe bị đâm ngang, xe bị đâm vào vật mảnh mà chưa chạm vào cảm biến (cột điện).
Như vậy, túi khí không phải vật hộ mệnh của lái xe trong mọi trường hợp, vì thế, thắt dây an toàn là một cách hiệu quả để phòng tránh va đập thứ cấp trong xe. Hơn nữa, kể cả trong trường hợp bung túi khí, với tốc độ 300km/h, lực nén hoàn toàn có thể gây gãy xương cho người trưởng thành. Vì vậy, thắt dây an toàn cũng là cách để tránh va chạm mạnh với thiết bị an toàn này.
Lưu ý về hành khách: Tuyệt đối không cho trẻ em ngồi trên lòng người khác, đặc biệt là ghế trước. Bởi khi phanh gấp hay đổi hướng lái đột ngột, trẻ em sẽ bị văng ra theo quán tính, hết sức nguy hiểm.
Một chú ý mà người lái thường hay mắc đó là để trẻ em, người già, phụ nữ có thai ngồi hàng ghế trước, khi gặp sự cố, túi khí nổ nhiều khi sẽ gây phản tác dụng.
Không dịch ghế quá gần đến vị trí đặt túi khí, không gác chân, đặt đồ lên khoảng không gian mà túi khí có thể bung ra. Khoảng cách an toàn tối thiểu giữa người và túi khí là 25cm.
Nguồn: http://muabanxenhanh.com/kinh-nghiem-mua-ban-xe-nhanh-62.html