Nhà thép tiền chế là loại hình công trình nhà làm bằng kết cấu thép được sản xuất, chế tạo sẵn ngay từ trong nhà máy. Nhà thép tiền chế thường được làm theo yêu cầu bản vẽ kiến trúc và kỹ thuật đã chỉ định. Một vài câu hỏi đáp về nhà thép tiền chế dưới đây hi vọng sẽ mang lại kiến thức hữu ích cho bạn.
Tính kinh tế của nhà thép tiền chế là gì?
So với nhà thép thường: Việc tiết kiệm vật liệu tại các vùng ít chịu lực của các cấu kiện khung chính đã giúp nhà thép tiền chế kinh tế hơn so với nhà thép thường đặc biệt là các nhà thấp tầng với độ rộng dưới 60m và chiều cao mép mái dưới 30m. Hơn nữa, hệ thống nhà thép tiền chế chỉ sử dụng các mối liên kết đã được thiết kế sẵn và các nguyên vật liệu đã được xác định trước để thiết kế và sản xuất các kết cấu nhà. Vì vậy, nó làm giảm đáng kể thời gian thiết kế, sản xuất và lắp dựng.
So với loại nhà khác:
- Trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng
- Tiết kiệm vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống)
- Lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết
- Tận dụng tối đa không gian nhà xưởng
- Tính đồng bộ cao
- Dễ mở rộng quy mô
- Bớt tốn kém thời gian, tiền bạc
Nhà thép tiền chế có thể được lắp cùng với các phụ kiện kết cấu khác nhau như sàn lửng, dầm cầu trục sàn phẳng trên mái, đường đi trên cao và các phụ kiện khác như mái đua, diềm mái và vách ngăn.
Đặc biệt nhà thép tiền chế cách nước tốt bằng cách sử dụng hệ thống mái mối đứng, các thành phần thoát nước và diềm mái. Đây là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, cho phép trang bị bên trong để đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiên trúc đẹp.
Chính những lý do trên khiến nhà thép tiền chế là loại nhà lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị….
Thị trường nhà thép tiền chế hấp dẫn tại Việt Nam: Sự bùng nổ các làn sóng đầu tư tại Việt Nam sẽ tạo ra nhu cầu rất lớn về nhà xưởng đặc biệt là nhà thép tiền chế trong thời gian tới. Đồng thời, do nhu cầu ngày càng cao của thị trường, sẽ có nhiều công ty đầu tư vào lĩnh vực này trong thời gian tới.
Thành phần cấu tạo chính nhà thép tiền chế là như thế nào?
Nhà thép tiền chế điển hình gồm 3 thành phần sau
Các khung chính (cột và kèo) là các cấu kiện tổ hợp tiết diện “I”, có bề cao tiết diện không đổi hoặc vát.
Thành phần kết cấu thứ yếu (xà gồ, thanh chống đỉnh tường và dầm tường) là các thanh thép nhẹ tạo hình nguội chữ “Z” và chữ “C” hoặc các dầm bụng rỗng
Tấm thép tạo hình bằng cán (tấm mái và tường)
Tất cả các thành phần kết cấu chinh và thứ yếu đều được cắt, đột lỗ, khoan lỗ, hàn và tạo thành hình trước trong nhà máy trước khi được chuyển đến công trường. Chất lượng của các thành phần nhà luôn luôn được bảo đảm vì được sản xuất hoàn toàn tại nhà máy theo tiêu chuẩn và được kiểm tra nghiêm ngặt. Tại công trường, các thành phần tiền chế tại nhà máy sẽ được liên kết với nhau bằng các bulông.
Các kết cấu chính và thuật ngữ chung về nhà thép tiền chế:
1 Kèo hồi
2 Xà gồ mái
3 Khung thép
4 Cửa trời
5 Tấm lợp mái
6 Tấm lấy sáng
7 Máng nước
8 Cửa chớp tôn
9 Cửa đẩy
10 Tấm lợp thưng tường
11 Cửa sổ
12 Cột khung
13 Giằng cột, giằng mái
14 Tường xây bao
15 Xà gồ tường
16 Cửa cuốn, cửa đẩy
17 Mái hắt
18 Cột hồ
Những thông số cơ bản để xác định mô tả một nhà thép tiền chế
Chiều rộng nhà: Chiều rộng của nhà tùy thuộc vào yêu cầu của chủ đầu tư. Không hạn chế về chiều rộng nhà. Chiều rộng nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường
Chiều dài nhà : Chiều dài của nhà tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Không hạn chế về chiều dài nhà. Chiều dài nhà được tính từ mép ngoài tường đến mép ngoài tường
Chiều cao nhà : Chiều cao của nhà tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Chiều cao nhà được tính từ chân cột đến diềm mái( giao giữa tôn mái và tôn tường).
Độ dốc mái: Độ dốc mái ảnh hưởng đến việc thoát nước mưa ở trên mái. Thông thường, độ dốc mái được lấy = 15%
Bước cột: Bước cột là khoảng cách giữa các cột theo phương dọc nhà. Bước cột được xác định dựa vào chiều dài của nhà và mục đích sử dụng trong nhà.
Tải trọng: Tải trọng tính toán tác động lên công trình bao gồm các loại tải trọng sau: trọng lượng bản thân, hoạt tải mái, tải trọng gió, tải trọng cầu trục, tải trọng sàn, Tải trọng sử dụng.
Nguồn: http://nhatheptienche.com.vn/nhung-van-de-can-hoi-ve-nha-thep-tien-che-110.html