Toyota Wish dù mới xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2010 nhưng đến nay giá trị bán lại của xe vẫn cao bởi chất lượng, độ hiếm và tính thực dụng mà nó đem lại.
Giới thiệu dòng xe Toyota Wish - Lựa chọn hàng đầu cho xe gia đình
Ngoại thất, thiết kế
Thiết kế Toyota Wish khá giống với mẫu xe đàn anh Previa với kiểu thuôn dài như cái nêm. Chiều dài tổng thể 4.560 mm, rộng 1.745 mm và cao 1.600 mm. Chiều dài cơ sở 2.750 mm. So với Toyota Innova, Wish có cùng kích thước dài và rộng nhưng chiều cao thấp hơn. Do đó, mẫu MPV này trông khá đầm, mượt mà chứ không "cục mịch" như Innova.
Nội thất, tiện nghi
Nội thất thiết kế chở được 8 người, thoáng và đủ rộng. Bảng táp lô đơn giản như hầu hết các dòng xe đa dụng của Toyota. Cách bố trí cần số và nút điều khiển khá giống Venza. Chi tiết thú vị là cửa gió điều hòa hàng ghế trước phân bổ riêng biệt cho ghế lái và ghế phụ. Cách bố trí ngay phía sau vô-lăng lại gây chút phiền toái là thổi thẳng vào tay tài xế nên rất dễ mỏi.
Trên bản 2.0, trang thiết bị dừng lại ở mức trung bình với đầu CD, điều hòa tự động. Ghế bọc da chỉnh tay. Hàng ghế sau có thể chỉnh lên xuống và có thêm cửa gió, nhưng không chỉnh nhiệt độ. Một trong những tiện ích cần thiết nhất tại Việt Nam là Wish có gương chiếu hậu chỉnh điện và gập điện. Xe có cảm biến lùi.
Khoang chứa đồ của Wish khá rộng, gấp hàng ghế thứ 3 xuống có thể tạo thêm không gian mở cho nhiều đồ đạc với bề rộng tối đa tăng thêm 95mm so với thế hệ trước. Hàng ghế thứ 2 kéo trượt đơn giản giúp việc di chuyển đến hàng ghế cuối không mấy khó khăn. Khác với Innova, không gian ở hàng ghế thứ 2 của Wish được tăng vì vậy chỗ co duỗi chân cho người ngồi phía sau cũng như để đồ được mở rộng.
Với lợi thế của Wish là không gian rộng, chở nhiều người, dáng lạ, thời trang và hoạt động ổn định khiến mẫu xe này được ưu ái chấm đa số 4/5 thang điểm đánh giá của các trang ôtô quốc tế. Các đánh giá chủ yếu về sự thoải mái, độ bền bỉ, khả năng xử lý, thiết kế. Vì thế, chiếc xe sẽ thích hợp cho những ai muốn mua xe sử dụng cho nhiều mục đích và tận hưởng phong thái hoàn toàn mới mẻ của những dòng MPV cao cấp.
Sản xuất tại Đài Loan nhưng cách âm của Wish rất tốt. Hàng ghế sau linh hoạt là điểm mạnh cho một chiếc MPV. Thế nhưng hàng ghế thứ ba chỉ gập nghiêng mà không phẳng xuống sàn nên cũng chưa thực sự tiện dụng.
Động cơ, vận hành
Toyota Wish 2011 sử dụng động cơ 2.0L Dual VVT-i chia sẻ từ mẫu Corolla Altis 2010, công suất 156 mã lực tại vòng tua 6.200 v/ph, mô-men xoắn cực đại 196 Nm ở 4.400 v/ph, lớn hơn một chút so với động cơ nguyên bản 2.0L VVT-i, trang bị hộp số tự động 4 cấp. So với Toyota Innova, sức mạnh của Wish nhiều hơn 22 mã lực.
Xe có trang thiết bị an toàn gồm chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, tự động cân bằng điện tử (EPS), chống trượt (TRAC), hai túi khí cho hàng ghế trước.
Giá bán sau thuế của Toyota Wish tại Việt Nam chạm hoặc vượt mốc 50.000 USD (khoảng trên 1 tỷ đồng).
Tư vấn mua xe Toyota Wish cũ
Dấu hiệu gỉ sét
Mặc dầu đã có nhiều phát kiến mới về kỹ thuật, các nhà sản xuất xe hơi hiện chưa hoàn toàn khắc phục được hiện tượng hoen gỉ mà cho đến nay vẫn còn là một trong những kẻ thù lớn nhất của chiếc xe Toyota Wish. Những dấu hiệu này ai cũng có thể khám phá được, chỉ cần một chút tỉ mỉ quan sát. Mặc dầu chỉ ảnh hưởng ngoại hình, gỉ sét là những khuyết điểm khá tốn kém khi sửa chữa và gần như không bao giờ có thể phục hồi được nguyên trạng.
Bắt đầu từ dưới gầm
Khởi sự xem xét, chúng ta bắt đầu từ dưới gầm xe. Dùng đèn bấm săm soi tấm kim loại tạo thành sàn xe và đường viền chạy quanh khung xe. Cố ý tìm sự hiện diện của những nốt hoen rỉ. Nếu thấy một phần nào đó sáng hơn hoặc nước sơn sáng hơn các phần còn lại của chiếc xe, thì đó là dấu hiệu dàn đồng đã được sửa chữa. Nhớ lại xem chủ nhân chiếc xe có tiết lộ về một tai nạn nào đã xảy ra cho chiếc xe không? Vẫn từ dưới gầm xe, nhìn vào các hốc đựng bánh xe để tìm dấu rỉ sét. Tìm các vết dầu nhớt rỉ xuống loang ra trên sàn nhà hoặc trên sân. Kiểm tra ống bô và hệ thống thoát khí xem có chỗ nào mục rỉ hay không.
Bánh xe
Bốn cái bánh xe là nơi tiết lộ khá nhiều chi tiết về cách thức chủ nhân lái xe và săn sóc chiếc xe ra sao. Bạn có thể để ý các dấu hiệu sau đây: Tình trạng hao mòn tổng quát của bánh xe Toyota Wish: Bánh xe còn đủ đường ren để an toàn bám đường, hay đã sói nhẵn chẳng mấy chốc phải thay bánh mới? Có thể lấy đồng cạch 1 xu (màu đồng đỏ, có hình Tổng Thống Abraham Lincoln), mặt tổng thống quay về phía bạn, rồi dộng ngược đầu xu vào rãnh lốp. Nếu bạn còn nhìn thấy đầu ông tổng thống, thì đó là dấu hiệu vỏ xe đã mòn nhiều. Nếu đầu ông tổng thống chìm sâu vào khe rãnh, có nghĩa là vỏ lốp vẫn còn có thể xài được ít lâu nữa. Lập lại cái thí nghiệm này với cả 4 vỏ lốp. Ðơn giản vậy thôi, cứ theo dấu hiệu của cái đầu ông tổng thống là được. Vỏ lốp không mòn đều: Lốp có mòn đều từ thành bên này sang thành bên kia không? Cũng dùng đồng xu và đầu ông tổng thống để thử độ sâu của các rãnh trên vỏ lốp. Vỏ phải mòn đều ở 2 bên. Nếu không, có nghĩa là chiếc xe có thể đã bị tai nạn hoặc dàn bánh không cân.
Dấu hiệu không ăn khớp: Ðồng hồ cây số có chỉ số Mileage (số dặm đường xe đã lăn bánh) thấp mà 4 bánh sao lại mòn vẹt? Bạn có cắt nghĩa được tại sao không? Có thể đồng hồ cây số (odometer) không chính xác? Hay là người chủ xe cố tình thay bánh cũ vào chiếc xe Toyota Wish? Vặn ngược đồng hồ cây số là một hình tội, còn thay vỏ cũ vào, lấy vỏ mới ra thì đâu có phải là tội lỗi gì! Nhưng chúng ta cần tìm hiểu nguyên do tại sao lại có sự bất tương xứng ấy. Cũng thế, cần phải đặt dấu hỏi nếu đồng hồ chỉ số Mileage cao mà bốn bánh lại còn mới! Có thể là chủ xe mới thay lốp? Thay cả 4 lốp xe là trường hợp ít xảy ra. Thường thì người ta chỉ thay từng 2 bánh một. Nếu quan sát được những trường hợp bất thường đó, nên hỏi lại chủ xe, và quan sát cách thức đương sự trả lời ra sao. Người Mỹ có câu “It doesn't hurt to ask” (Cứ hỏi, mất mát gì đâu mà sợ!) để khuyến khích chúng ta lên tiếng trong mọi trường hợp.
Ði vòng quanh xe
Ði chậm chậm vòng quanh chiếc xe để quan sát. Ðặc biệt để ý truy tìm chỗ rỉ sét, chỗ móp trầy. Mở nắp máy (hood), nắp thùng (trunk), các cánh cửa, cửa sổ xem mở ra đóng vào có khít không. Ðiều cần thiết là chúng phải che kín mọi khe hở và nằm trên một mặt bằng. Nếu mui xe có thể trương lên hoặc cuốn lại được (convertible), cần phải thử cửa sổ và cửa ra vào trong cả 2 tư thế: Lúc trương mui lên và lúc cuốn mui lại.
Lấy miếng nam châm ra (cỡ tấm danh thiếp là tốt nhất). Áp nó vào một vài điểm chính trên dàn đồng của xe Toyota Wish. Miếng nam châm phải hút chặt vào dàn đồng. Bằng không, đó có thể là một trong các lý do sau đây:
Bình luận về dòng xe Toyota Wish
Bạn Anh Thái bình luận Toyota Wish 2011:
"Năm 2011, khi Thông tư 20 “cấm cửa” xe nhập không chính hãng đã vô tình đẩy Toyota Wish đã ít nay lại càng hiếm.
Những chiếc xe Wish hiện tại được rao bán loanh quanh các đời xe 2010 và 2011 (thuộc thế hệ thứ 2), nhưng giá bán lại vẫn ở mức cao, từ 900 đến 950 triệu đồng.
Thiết kế Toyota Wish thừa hưởng rất nhiều yếu tố của Previa thế hệ thứ 3 (sản xuất từ 2006 đến nay) với kiểu thuôn dài như cái nêm, phần đầu và kính chắn gió trước vuốt thẳng tạo cảm giác đều tăm tắp, tăng tính thể thao và khí động học. Đuôi xe không cụt lủn như Innova mà được tạo kiểu “lướt gió” theo phong cách Crossover.
Xe có chiều dài tổng thể 4.560 mm, rộng 1.745 mm, cao 1.600 mm va chiều dài cơ sở 2.750 mm. So với Toyota Innova, Wish có cùng chiều dài cơ sở, nhưng dài hơn 5mm và thấp hơn 150 mm. Chiều rộng ngắn hơn 25 mm. Vì vậy, Toyota Wish đem tới góc nhìn hiện đại giống xe lai Prius chứ không trông “đơn giản” như Innova.
Toyota Wish 2011 sử dụng động cơ 2.0L Dual VVT-i chia sẻ từ mẫu Corolla Altis 2010, công suất 156 mã lực tại vòng tua 6.200 v/ph, mô-men xoắn cực đại 196 Nm ở 4.400 v/ph, lớn hơn một chút so với động cơ nguyên bản 2.0L VVT-i, trang bị hộp số tự động 4 cấp. So với Toyota Innova, sức mạnh của Wish nhiều hơn 22 mã lực. Trang thiết bị an toàn gồm chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, tự động cân bằng điện tử (EPS), chống trượt (TRAC), hai túi khí cho hàng ghế trước.
Nhấn nút bấm khởi động, chiếc xe khẽ rung mình và bảng Tap-lô bừng sáng với những vạch kim sơn đỏ dễ nhìn và một màn hình đơn sắc hiển thị thông tin hộp số, quãng đường chạy. Vô-lăng trợ lực điện của Wish khá nhẹ, chân ga nhạy và hộp số tự động 4 cấp chuyển hóa rất nhanh ý muốn của lái xe với khả năng thoát sức ỳ gần 1,4 tấn mau lẹ. Nhấp nhẹ chân ga ở vòng tua chạm ngưỡng 1.500 v/ph đã thấy rõ độ vọt tức thì"
Bạn Bảo Hoàng chia sẻ Toyota Wish 2013:
"Từ năm 2003, Wish đã mang hình hài đầu cá mập với khe tản nhiệt bé, “mắt” sắc. Kiểu tạo hình này duy trì đến thế hệ thứ 2 (2009), và xu thế này đang “phổ cập” với Camry, Corolla và Vios thế hệ mới.
Ngay cả Vios 2013 cũng sao chép kiểu đèn xi-nhan đặt ở “khóe mắt” đèn pha. Cột A dốc và vuốt mạnh về phía sau, nhằm tăng tính khí động học cho phần nóc xe với kiểu dáng trượt. Trong khi đó, đuôi xe là nét kế thừa từ phong cách thiết kế xe SUV sang trọng của Lexus như trên chiếc LX570. Đó là kiểu phân vùng đèn hậu làm 2 mảnh: đèn xi-nhan ở mép đuôi và đèn phanh nằm trên cửa hậu. Hiệu quả ánh sáng đuôi được tăng cường thêm nhờ cụm đèn phanh treo cao và đèn phụ ở cản sau.
Không gian bên trong xe phù hợp cho 7 người. Cách bố trí các chi tiết như cửa gió điều hòa, tay vịn hàng ghế đầu, hộc chứa đồ đều tạo tiện ích tối đa cho người sử dụng. Ngay cả cần số nằm trên bệ trung tâm giống Venza cũng đã tăng thêm nhiều ngăn chứa đồ cho hộc ngăn giữa hàng ghế đầu. Bảng táp lô đơn giản như hầu hết các dòng xe đa dụng của Toyota. Chi tiết thú vị là cửa gió điều hòa hàng ghế trước phân bổ riêng biệt cho ghế lái và ghế phụ, giúp giải nhiệt nhanh nhưng lại gây chút phiền toái là thổi thẳng vào tay tài xế nên rất dễ tạo cảm giác mỏi.
Trên bản 2.0, trang bị bên trong dừng lại ở mức vừa phải với đầu CD/MP3, màn hình đa thông tin kết hợp camera lùi, điều hòa tự động, ghế bọc da, riêng ghế lái chỉnh điện còn lại chỉnh tay, gương chiếu hậu chỉnh và gập điện, vô-lăng tích hợp các phím bấm tiện ích. Hệ thống hỗ trợ đỗ xe sử dụng các cảm biến siêu âm, phản hồi thông tin cho tài xế khi điều khiển vô lăng và vị trí bắt đầu đánh lái.
Khoang chứa đồ của Wish khá rộng, gấp hàng ghế thứ 3 xuống có thể tạo thêm không gian mở cho nhiều đồ đạc với bề rộng tối đa tăng thêm 95mm so với thế hệ trước. Hàng ghế thứ 2 kéo trượt đơn giản giúp việc di chuyển đến hàng ghế cuối không mấy khó khăn. Khác với Innova, hàng ghế thứ 2 của Wish cắt gọt tựa lưng thon và mảnh hơn làm tăng chỗ co duỗi chân cho người ngồi phía sau cũng như để đồ."
Bạn Cao Kỳ cho biết về dòng xe gia đình Toyota Wish:
"Thiết kế Wish khá giống với mẫu xe đàn anh Previa với kiểu thuôn dài như cái nêm. Chiều dài tổng thể 4.560 mm, rộng 1.745 mm và cao 1.600 mm. Chiều dài cơ sở 2.750 mm. So với Toyota Innova, Wish có cùng kích thước dài và rộng nhưng chiều cao thấp hơn. Do đó, mẫu MPV này trông khá đầm, mượt mà chứ không "cục mịch" như Innova.
Nội thất thiết kế chở được 8 người, thoáng và đủ rộng. Bảng táp lô đơn giản như hầu hết các dòng xe đa dụng của Toyota. Cách bố trí cần số và nút điều khiển khá giống Venza. Chi tiết thú vị là cửa gió điều hòa hàng ghế trước phân bổ riêng biệt cho ghế lái và ghế phụ. Cách bố trí ngay phía sau vô-lăng lại gây chút phiền toái là thổi thẳng vào tay tài xế nên rất dễ mỏi.
Trên bản 2.0, trang thiết bị dừng lại ở mức trung bình với đầu CD, điều hòa tự động. Ghế bọc da chỉnh tay. Hàng ghế sau có thể chỉnh lên xuống và có thêm cửa gió, nhưng không chỉnh nhiệt độ. Một trong những tiện ích cần thiết nhất tại Việt Nam là Wish có gương chiếu hậu chỉnh điện và gập điện. Xe có cảm biến lùi.
Khoang chứa đồ của Wish khá rộng, gấp hàng ghế thứ 3 xuống có thể tạo thêm không gian mở cho nhiều đồ đạc với bề rộng tối đa tăng thêm 95mm so với thế hệ trước. Hàng ghế thứ 2 kéo trượt đơn giản giúp việc di chuyển đến hàng ghế cuối không mấy khó khăn. Khác với Innova, không gian ở hàng ghế thứ 2 của Wish được tăng vì vậy chỗ co duỗi chân cho người ngồi phía sau cũng như để đồ được mở rộng"
Bạn Đắc Di nói về dòng Toyota Wish 2011:
"Kích thước thân xe của Wish 2011 lần lượt là 4.625 × 1.720 × 1.590mm, trục cơ sở dài 2.750mm, các chi tiết vẫn mang tính kế thừa của thế hệ trước nhưng phong cách của Wish 2011 thế hệ mới rõ ràng đã đi theo hướng trẻ hoá đối tượng tiêu dùng.
Toyota Wish 2011 sử dụng động cơ 2.0L Dual VVT-i chia sẻ từ mẫu Corolla Altis 2010, công suất 116kW (156 mã lực) lớn hơn một chút so với động cơ nguyên bản 2.0L VVT-i, trang bị hộp số tự động 4 cấp.
Vận hành trên đường phố, sử dụng số D, khả năng tiết kiệm nhiên liệu được thể hiện ngay qua cách điều khiển nhờ hệ thống ECO thông báo trên bảng đồng hồ. Vô-lăng vừa tay, chuyển hướng nhẹ nhàng và khả năng cách âm của Wish được đánh giá cao mặc dù chỉ lắp ráp tại Đài Loan.
Hệ thống treo của Wish 2011 vẫn sử dụng thiết kế Mcpherson cho trục trước và thanh đòn xoắn cho trục sau, có bổ sung thêm các thanh chịu lực có tính đàn hồi cao nên trong điều kiện đường xá bình thường, chiếc xe hoàn toàn mang lại sự thoải mái và êm ái. Tuy nhiên, khung gầm xử lý các tình huống vào cua ở tốc độ cao vẫn còn phải làm việc khá vất vả."
Bạn Đức Anh cho ý kiến dòng Toyota Wish:
"Nội thất an toàn gồm chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, tự động cân bằng điện tử (EPS), chống trượt (TRAC), hai túi khí cho hàng ghế trước.
Thông số kỹ thuật:
Chiều dài x rộng x cao (mm) 4.560 x 1.745 x 1.600.
Chiều dài cơ sở (mm) 2.750
Tổng trọng lượng/tải trọng (kg) 1.885/545
Công suất cực đại 156 hp @ 6.200 v/ph
Momen xoắn tối đa 196 Nm @ 4.400 v/ph
Tăng tốc 7,4 giây (0-100 km/h)
Dung tích bình nhiên liệu (lít) 60
Tiêu thụ 8,2 (lít/100 km)
Động cơ 2.0L Dual VVT-i
Hộp số tự động 4 cấp
Kích cỡ lốp 195 / 65 R15
Giá bán tham khảo (VND) 950 triệu"